Chỉnh răng hô, mọc lộn xộn, móm

chinh rang ho 1

Răng hô, vẩu hàm hay móm đều là những yếu tố làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi người. Không chỉ gây tâm lý e ngại khi giao tiếp, mà bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức nhai, tuổi thọ của răng cũng như hoạt động cơ hàm.

Răng hô và móm đều rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Biểu hiện của răng hô rất phổ biến, răng hoặc hàm trên nhô ra phía ngoài so với hàm dưới. Ngược lại, răng móm móm là răng hoặc phần xương hàm dưới được đưa phía trước, phủ lên hàm trên khi bệnh nhân ngậm miệng.

Hô và móm đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, làm mất cân đối gương mặt. Nghiêm trọng hơn, hàm răng không cân đối sẽ dẫn đến hiện tượng khớp cắn hở, phân bố lực nhai không đều, gây đau khớp thái dương hàm, răng dễ bị lung lay, mẻ, gãy khi về già.

chinh rang ho 2

Thông thường hiện tượng răng hô hay móm được chia thành 3 dạng chính:

– Do răng: chân răng đúng vị trí nhưng thân răng mọc chìa ra ngoài hoặc nghiêng vào trong.

– Do xương hàm: răng mọc thẳng, đều nhưng vẫn bị hô móm, do xương hàm trên và hàm dưới không khớp nhau.

– Do răng kết hợp với xương hàm: xương hàm không khớp, thân răng cũng bị mọc lộn xộn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng hô – móm: đa số là do di truyền (khiếm khuyết từ hệ thống xương hàm, chân răng) nhưng cũng không ít trường hợp là do thói quen xấu của trẻ như cắn môi, mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, chống cằm…

Điều trị

Tùy theo độ phức tạp của từng trường hợp hô – móm, bác sĩ sẽ cho bạn phác đồ điều trị khác nhau gọi là thẩm mỹ răng hô hay móm. Thường là 3 phương pháp chính:

– Niềng răng: đeo khí cụ chỉnh nha trong khoảng thời gian dài (từ 1 – 2 năm) để chỉnh cho thân răng về đúng vị trí.

–Bọc răng sứ: mài nhỏ thân răng thật, sau đó bọc mão sứ lên để “tạo hình mới” cho thân răng, đưa về khớp cắn chuẩn.

– Phẫu thuật chỉnh hình kết hợp với niềng răng: niềng thân răng cho đều đẹp, sau đó tiến hành phẫu thuật chỉnh xương hàm (áp dụng với các trường hợp do khiếm khuyết xương hàm).