Răng sâu. răng sẫm màu
Nguyên nhân răng bị sậm mầu
Nguyên nhân khiến răng sậm mầu chủ yếu là 2 nguyên nhân: 1 là do chế độ ăn uống dẫn đến răng bị sậm mầu, 2 là do cấu trúc răng của mỗi người ảnh hưởng đến mầu sắc của răng.
1. Răng bị sậm màu do các vết dính sậm màu bám trên bề mặt răng:
Đây là nguyên nhân xảy ra khi các răng đã mọc. Các vết dính đó chính là từ thức ăn, nước uống, thuốc lá, xì gà hay các loại thuốc ngậm, thuốc súc miệng gây ra. Chúng ta có thể điểm mặt ngay những thực phẩm đó như: cà phê, trà, nước ngọt, phẩm màu, kẹo, trầu, thuốc súc miệng nha chu hay bệnh hôi miệng. Chúng rất dễ dàng bám vào những rãnh trũng, khe hở trên bề mặt răng, chúng còn có thể bao phủ cả lên bề mặt nhẵn của răng gây lên màu sắc ố, tối màu ở răng.
2. Răng bị sậm màu do có các chất sậm màu nằm bên trong cấu trúc răng:
Đó là các chất có thể xâm nhập vào trong cấu trúc răng trước và kể cả sau khi răng mọc.
Trước khi răng mọc:
Răng của bé khi còn đang là bào thai đã bắt đầu hình thành. Giai đoạn này răng của bé đã có thể bị nhiễm những chất gây sậm màu cho răng bé sau này
Nhiễm Tetracycline hoặc những loại cùng nhóm như Doxycycline, Minocycline… Đây là những loại thuốc kháng sinh nếu người mẹ dùng khi mang thai hoặc cho trẻ uống trước 7-8 tuổi thì nó có thể gây ra răng bị đổi màu ở trẻ như vàng, xám hay nâu trên toàn bộ mặt răng hoặc ở một vài chỗ trên bề mặt răng. Nếu mức độ liều lượng sử dụng càng nhiều thì màu răng bị ảnh hưởng càng lớn.
Răng nhiễm fluo: Fluo là một chất hóa học có tác dụng chống lại sâu răng hữu hiệu nhưng nếu nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ ảnh hưởng tới màu sắc của răng. Biểu hiện là sẽ có những vết nâu hay trắng đục trên bề mặt răng. Người mẹ khi mang thai bị nhiễm flore quá nhiều cũng khiến phôi răng của bé bị nhiễm theo.
Ngoài ra, còn có một số bệnh lý khác của răng hay của máu cũng có thể là nguyên nhân làm sậm màu răng (ví dụ sinh men bất toàn, không phù hợp yếu tố Rhesus giữa mẹ và con…).
Sau khi răng mọc:
- Răng bị chết tủy: Răng bị chết tủy cũng khiến răng bị sậm màu. Sau chấn thương hoặc sâu răng, chảy máu bên trong răng và tủy chết làm răng bị đổi màu
-Tuổi tác: Tuổi tác càng lớn, răng càng dễ bị yếu đi, mòn, hay nứt từ những tác động bên ngoài tới men răng. Chính vì thế răng sẽ dễ dàng bị nhiễm hay ngả màu. Lớp ngà thứ cấp được hình thành dần trong răng khi trưởng thành cũng có thể làm màu răng bị sậm hơn.
Điều trị :
- Đối với răng sậm mầu do vết dính bạn chỉ cần đến trung tâm nha khoa để vệ sinh răng (cạo vôi răng, đánh bóng răng) áp dụng các biện pháp làm trắng răng tự nhiên .Cần chú chú ý chế độ ăn uống, tránh sử dụng các chất làm ố răng (nước ngọt , cafe, thuôc lá), đánh răng sau bữa ăn ngăn ngừa vết dính.
- Đối răng sậm mầu do cấu trúc răng cần phải được nha sĩ tư vấn điều trị tẩy trắng răng tại nha khoa. Công nghệ tẩy trắng hiện nay có thể giúp bạn có được hàm răng trắng bóng như ý muốn.