Cung răng định nghĩa, mô tả cung răng, phân loại mất răng

Cung răng định nghĩa mô tả cung răng phân loại mất răng

I . Cung răng

1. Định nghĩa: Nếu nhìn theo mặt phẳng nằm ngang thì các răng được sắp xếp theo một thứ tự nhất định nằm cạnh nhau theo một đường cong được gọi là cung răng. Đường tượng trưng cho cung răng là đường tưởng tượng đi qua rìa cắn răng cửa, đỉnh răng nanh và đỉnh núm ngoài răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Như vậy có 2 cung răng một cung răng hàm trên và một cung răng hàm dưới. Cung răng hàm trên lớn hơn cung răng hàm dưới và chùm ra ngoài cung răng hàm dưới. Do vậy cần phân biệt rõ cung răng khác với cung hàm.

2. Hình dạng cung răng: Cung răng có nhiều hình dạng khác nhau tuỳ thuộc vào từng chủng tộc , từng cá thể nhưng trong chỉnh nha người ta thường chia ra làm 3 loại cung răng.

- Cung răng hình vuông : Hypepol

Đặc điểm các răng cửa, răng nanh xếp theo một cung dẹt. Trong đó răng hàm lớn, răng hàm nhỏ xếp theo một đường thẳng.

- Cung răng hình Elip: Răng cửa, răng nanh xếp theo hình vòng tròn, răng hàm nhỏ hơi lồi ra, răng hàm lớn thì thu vào.

- Cung răng hình chữ U: Răng cửa và răng nanh xếp theo hình vòng cung. Răng hàm nhỏ và răng hàm lớn xếp song song với nhau ở 2 bên

- Ngoài ra một số tác giả còn phân loại thêm cung răng hình chữ V

3. Đặc điểm chung của cung răng:

- Các răng tiếp kề nhau tiếp giáp với nhau ở đường vòng lớn nhất giúp tránh bị xô lệch theo chiều gần xa

- Các răng hàm trên luôn tiếp giáp với cung răng hàm dưới tạo khớp cắn giúp cho ăn nhai

- Bình thường thì cung răng hàm trên to hơn cung răng hàm dưới và chùm ra ngoài cung răng hàm dưới do vậy lực tác dụng của mỗi cung răng là khác nhau

+ Hướng lực của răng hàm trên theo chiều từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài
+ Hướng lực của cung răng hàm dưới theo chiều từ dưới lên trên từ ngoài vào trong

- Răng được đứng vững trên cung hàm nhờ vào các yếu tố: răng bên cạnh, răng đối diện, tương quan má lưỡi. Vì vậy thiếu một trong các yếu tố trên sẽ dẫn đến các sai lạc răng.

II. Phân loại mất răng

Có nhiều cách phân loại mất răng khác nhau nhưng phân loại theo Kenedy và Kourliansky là hay dùng hơn cả

1. Phân loại theo Kenedy:

- Loại I : Mất răng hàm 2 bên không còn răng giới hạn khoảng mất răng ở phía xa.
- Loại II : Mất răng hàm 1 bên không còn răng giới hạn khoảng mất răng ở phía xa
- Loại III : Mất răng hàm 1 hoặc 2 bên còn răng giới hạn khoảng mất răng ở phía xa
- Loại IV : Mất răng nhóm răng cửa

Bổ xung :

o Trừ mất răng Kenedy IV mỗi loại có thêm 4 loại biến dị tuỳ theo khoảng trống
o Tất cả các loại đền dựa vào khoảng mất răng sau cùng để phân loại
o Trong trường hợp cần phải nhổ răng thì phân loại sau khi nhổ răng

Ưu điểm : Bao trùm tất cả các loại mất răng cơ bản

Nhượcđiểm : Không nêu nên được yếu tố chức phận, Không đánh giá được tình trạng khớp cắn

2. Phân loại theo Kourlansky:

- Loại I : Tương quan 2 cung hàm có ít nhất 3 điểm chạm
- Loại II : Có 1 đến 2 điểm chạm
- Loại III: Mất răng xen kẽ các răng cài răng lược ( không có điểm chạm)
- Loại IV: Mất răng toàn bộ.

Ưu điểm : Đánh giá được tình trạng khớp cắn

Nhược điểm : Không hình dung được kiểu mất răng ở từng hàm.

3. Phân loại theo Eichner: Tác giả phân loại theo quan điểm hàm giả được vững chắc trên sống hàm dựa vào 4 điểm chạm 2 điểm chạm ở vùng răng hàm nhỏ và 2 điểm chạm ở vùng răng hàm lớn.

- Loại A: Răng dưới và răng hàm trên chạm nhau ở 4 vùng
- Loại B : Răng hàm dưới và răng hàm trên chạm nhau từ 1 - 3 vùng
- Loại C: Các vùng không có điểm chạm mất răng xen kẽ nhau.

Ưu điểm, nhược điểm : Giống Kourliansky

4. Phân loại theo Rumpell:

- Loại I : Mất răng sinh lý : có thể làm cầu làm, chụp được lực của hàm giả được truyền lên răng thật.

- Loại II : Mất răng không sinh lý : Không làm cầu, làm chụp được mà lực len hàm giả đè lên sống hàm và niêm mạc

- Loại III: Hàm hỗn hợp lực vừa lên răng vừa lên niêm mạc.