Đường cong bù trừ (đường cong Spee) ý nghĩa và mô tả Phân loại khớp cắn theo Angle
1. Đường cong Spee:
- Đường cong Spee là đường cong được tạo bởi do bình diện các răng không sắp xếp theo một bình diện phẳng mà cong theo theo mặt nhai các răng được thấy rõ nhất là các răng hàm nhỏ.
- Bán kính đường cong Spee và đường cong chỏm lồi cầu bằng nhau và bằng khoảng 10,4cm
- Đưòng cong spee có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển động của xương hàm dưới. Nhờ đó mà chuyển động của xương hàm dưới đảm bảo tiếp xúc giữa 2 hàm và sự ổn định của hàm răng
- Đường cong spee không có giá trị với hàm răng sữa hay hàm răng hỗn hợp.
- Đường cong spee có giá trị với phục hình hàm giả để đảm bảo vững chắc khi ăn nhai, cũng có giá trị trong nắn hàm.
Mô tả đường cong spee: ( Theo mặt phẳng thẳng đứng đường cong spee là đường cong có bề lõm quay lên trên từ đỉnh răng số 3 theo đỉnh núm ngoài răng hàm nhỏ, răng hàm lớn hàm dưới)
- Kẻ một đường thẳng giữa 2 răng cửa trên thì không chạm đường này (cao hơn)
- Đỉnh răng nanh chạm đường này
- Đỉnh núm ngoài răng hàm nhỏ 1 hơi thòng xuống dưới đường này.
- Đỉnh núm ngoài răng hàm nhỏ 2 thì thòng xuống dưới hơn so với răng hàm nhỏ 1
- Đỉnh núm ngoài gần răng 6 xuống quá đường này từ 1 - 1,5 mm. Đó là chỗ lồi nhất của đường cong
- Đỉnh núm xa ngoài răng 7 chạm đường này (đường cong vòng lên)
- Răng 8 ở trên đường này có khi cách 2mm
2. Phân loại khớp cắn theo Angle:
Là quan hệ trước sau của răng 6 hàm trên so với rãnh giữa ngoài răng 6 hàm dưới, với quan điểm vị trí răng 6 hàm trên không thay đối:
- Angle I : (Quan hệ khớp cắn trung tính ). Núm ngoài gần răng 6 hàm trên tương ứng với rãnh giữa ngoài răng 6 hàm dưới. Lệch lạc xảy ra ở trước các răng này
- Angle II : (Quan hệ Lệch xa) núm ngoài gần răng 6 hàm trên ở trước rãnh giữa ngoài răng 6 hàm dưới. Có thể xảy ra ở cả 1 bên hay 2 bên hàm. Loại này được chia ra làm 2 tiểu loại:
o Tiểu loại 1: các răng cửa trên ngả trước ( khớp cắn mái hiên )
o Tiểu loại 2 : các răng cửa trên ngả sau ( khớp căn nắp hộp)
- Angle III: (Quan hệ Lệch gần ) Núm ngoài gần răng 6 hàm trên ở phía sau so với rãnh giữa ngoài răng 6 dưới. Khớp cắn chéo phía trước: răng cửa dưới ở phía trước răng của trên, răng hàm có thể lệch gần ở 1 hoặc 2 bên.
Ưu điểm: Đơn giản dễ đánh giá
Nhược điểm :
o Phân loại không bao trùm răng sữa, răng hỗn hợp. Chỉ nói đến tình trạng răng vĩnh viễn
o Chỉ đề cập đến lệch lạc theo chiều trước sau, không đề cập đến những lệch lạc theo mặt phẳng khác. Cách phân loại này chỉ dựa vàp một mối tương quan giữa răng 6 hàm trên và răng 6 hàm dưới với quan điểm là răng 6 trên không thay đổi. Tuy nhiên răng 6 hàm trên có thể lệch về phía gần do nhổ sớm răng 5 sữa, hoặc bị nhổ răng 6 sớm. Vì vậy để bổ xung phân loại cho Angle người ta thường đáng giá thêm tương quan giữa sườn gần ra răng 3 trên và sườn xa răng 3 hàm dưới.